Nội dung Bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình gồm phần đồ họa chính, khung tọa độ và các chỉ dẫn. Nội dung chính thiên về mục đích quân sự và quản lý lãnh thổ, nên các địa vật ảnh hưởng tới tác chiến được ưu tiên thể hiện.

  • Phần đồ họa chính, hay tự thân của bản đồ, biểu diễn đồ họa địa hình theo đường đồng mức, ranh giới quốc gia và hành chính, khu dân cư, mạng lưới giao thông, mức độ và loại thực vật che phủ đất, các khối nhà hay công trình xây dựng,... Các vách dốc như núi đá vôi thì thường có ký hiệu riêng và ghi chú. Trên biển và vùng nước thì có đường đồng mức đáy, các tuyến đường thủy, luồng lạch, loại vật liệu đáy và thực vật đáy nếu có, cũng như các chướng ngại. Một số ký hiệu địa vật có thể to hơn kích thước thật theo tỷ lệ bản đồ. Các tên hay ký hiệu chữ thì cỡ chữ đại diện cho mức quan trọng cần quan tâm.
  • Lưới tọa độ thường không có dạng chữ nhật, do biểu diễn theo hình chiếu. Bản đồ tỷ lệ nhỏ cho vùng rộng lớn thì méo dạng càng lớn. Khung bản đồ thường cắt theo lưới tọa độ, nhưng khi cần trình bày cho đẹp, ví dụ bản ghép toàn bộ quốc gia, thì cắt hình chữ nhật.
  • Rìa bản đồ, là tên mảnh, các thông tin biên tập, tỷ lệ, các chỉ dẫn bằng văn bản hay hình vẽ, và vị trí ghép với các mảnh khác,...

Ngôn ngữ

Bản đồ thường được biên soạn bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia xuất bản và lưu hành. Tuy nhiên khi hệ ký tự của ngôn ngữ có thể gây khó khăn trong sử dụng quốc tế, như tiếng Hoa, Lào, Thái,... hoặc khi biên soạn phần lãnh thổ của nước khác nhưng có để ý đến tính đa dụng, thì thường biên soạn đa ngữ. Phần lớn thường ghi kèm tên hoặc chỉ dẫn bằng chữ Latin, với cách chuyển tự do nước biên soạn quy định.

Tên bản ở xã Nghĩa Thuận, Quản BạBản đồ của Lào xuất bản có ghi các tên chuyển tự Latin cùng với chữ Lào.
  • Bản đồ của Việt Nam xuất bản là đơn ngữ tiếng Việt [10]. Hầu hết tên đối tượng trong nước Việt đã được điều tra và hiệu đính. Tuy nhiên một số vùng trong nước, và các vùng ngoài nước, vẫn kế thừa nhiều tên từ bản đồ cũ, trong đó có cả tên làng bản.
    • Tên nhiều làng bản ở xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ, Hà Giang, bản đồ 1:50.000 tờ F-48-18-D, vẫn ghi phiên âm Latin của tiếng Trung, như bản "Yi Wan Shui", "Ku Zhu Wan",... Một số tên buôn làng ở vùng Tây Nguyên cũng vẫn còn ghi theo tên cũ.
    • Phần lãnh thổ Trung Quốc được ghi bằng phiên âm Latin của tiếng Trung, ví dụ "Yuan Jiang" cho Nguyên Giang, là phần đầu nguồn của sông Hồng.
    • Phần lãnh thổ Lào, Campuchia thì hỗn tạp của kế thừa từ bản đồ cũ lẫn sửa mới theo phát âm tiếng Việt.
  • Bản đồ của Anh, Hoa Kỳ và vùng ảnh hưởng xuất bản thì theo "tiêu chuẩn chuyển ngữ sang chữ Latin" các địa danh của ngôn ngữ phi Latin, tên thường tham chiếu là "chuẩn Latin hóa BGN/PCGN", được hai tổ chức là Ban Địa danh Hoa Kỳ (BGN, United States Board on Geographic Names) và Ủy ban thường trực về Địa danh cho sử dụng chính thức ở nước Anh (PCGN, Permanent Committee on Geographical Names for British Official Use) lập ra.
  • Bản đồ của Lào xuất bản có kèm chữ Latin theo quy cách phiên âm và chuyển tự do Ủy ban Quốc gia Lào về Địa danh (Lao Commission Nationale de Toponymie) đưa ra khoảng những năm 1960. Chuẩn Latin hóa BGN/PCGN cho tiếng Lào sử dụng quy cách này [note 1].
  • Bản đồ của Thái Lan xuất bản có kèm chữ Latin theo quy cách chuyển tự được chính phủ quy định trong "Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng gia" (Royal Thai General System of Transcription).

Tại Liên Hiệp Quốc thì Nhóm chuyên viên về Địa danh Liên Hiệp Quốc đảm trách việc quy chuẩn phiên âm và chuyển tự địa danh, đưa ra khuyến nghị về sử dụng quy chuẩn đó [11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bản đồ địa hình http://maps.nrcan.gc.ca/topo101/faq_e.php http://www.forez-info.com/encyclopedie/le-saviez-v... http://www.bkg.bund.de/nn_168156/DE/Bundesamt/Prod... http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/redirect... http://pubs.usgs.gov/gip/TopographicMapSymbols/top... http://www.openstreetmap.org/ http://unstats.un.org/unsd/publication/seriesm/ser... http://www.bandovn.vn/vi/ban-do-dia-hinh-7 http://stnmt.daknong.gov.vn/index.php?option=com_d... http://mapvn.vn/